Tiểu thuyết dã sử

Mình ngồi viết tiểu thuyết dã sử và giả tưởng ở đây:

Tiểu thuyết Huyết Độc [quyển thượng]

Một câu chuyện huyền sử – linh dị, lấy bối cảnh những tranh đoạt đẫm máu cuối thời nhà Trần. Huyết Độc mô tả đặc sắc những ái, ố, dục, tham, sân, si, nghi, mạn… của con người. Nơi anh hùng và ác quỷ cách nhau chẳng tày gang. Đó là thế giới giao thoa giữa 3 cõi thần – người – quỷ…

Tiểu thuyết Tây Sơn Ký

Khởi đầu từ một dự án phim ngắn Nguyễn Huệ bình Xiêm La, Tây Sơn ký là bộ trường thiên tiểu thuyết viết về giai đoạn chiến loạn giữa Trịnh – Nguyễn – Tây Sơn, cuộc kháng chiến chống Xiêm – Thanh và những cuộc thương hải tang điền đi đến thống nhất sơn hà vào nửa cuối thế kỷ 18.

Thánh Dực dũng nghĩa truyện

Truyện lấy cảm hứng từ danh tướng Trần Bình Trọng và đội quân Thánh Dực Dũng Nghĩa lừng danh. Ngoài ra còn in kèm 3 truyện ngắn là Thuồng Luồng, Hỏa Tước Nguyên Võ, Hỏa Tượng. 

Tiểu thuyết Hỏa Dực

Dự án đầu tiên. Một tiểu thuyết lãng mạn về mảnh đất và con người Đàng Trong nửa cuối thế kỷ 18. Một cô nàng thuộc tầng lớp quý tộc, một tên đạo tặc thích vờn mây đuổi bóng, một cái bóng đen đúa […]

Phong ma huyết nguyệt (sci-fi)

Cuộc phiêu lưu của nhóm bạn trẻ thời hiện đại xuyên không về quá khứ cách 700 năm. Đến một vùng đất hoang dã dữ dội, bị tàn phá bở chiến tranh và ma thuật. Họ không đến để cứu rỗi thế giới. Họ cần được cứu rỗi.

Lam Sơn ngũ hổ tướng

Loạt truyện kể về hành trình trưởng thành đầy chông gai và đau thương của những người chiến binh giải phóng dân tộc dưới thời Minh thuộc. Để có một chiến tướng bất khả chiến bại phải trả giá bằng…

Ngẫu tác nhân vật

Đại Việt bách binh

Giáp phục, hoàng bào, binh khí

Lịch sử Việt Nam không chỉ có chiến tranh du kích và chông tre, khố vải và áo tơi. Chúng ta cũng có những thời kỳ hoàng kim, mà quân sự đủ sức áp chế quần hùng, văn vật sánh ngang với Hoa Hạ, kỹ thuật khiến lân bang phải kính nể… Lịch sử cần được nhìn nhận một cách cởi mở và toàn diện hơn!

Tư liệu hiện vật

Vàng ngọc, trang sức, cổ vật cung đình

Tư liệu sử sách

Hoàng Bào
"Cho đến nay, ngành khảo cổ mới chỉ phát hiện được hiện vật Long bào (hoàng bào) của vua Lê Dụ Tông, dạng thức và bố cục hoa văn thêu trên những tấm Long bào này mang nặng ảnh hưởng kiểu cách Bào phục của Trung Quốc giai đoạn cuối Minh đầu Thanh, có lẽ được đặt định sau khi Tham tụng Nguyễn Công Hãng đi sứ nhà Thanh năm 1720." Theo các nghệ nhân của làng lụa Vạn Phúc (Hà Đông), chúng ta có thể phục hồi được, nhưng phải đầu tư để chế lại khung dệt và tạo ra chừng 7.000 tấm bìa đục lỗ tương ứng với đường dẫn sợi có thể dệt lại đúng tấm áo này. Chi phí được ước tính lên đến hơn 1 tỷ đồng.
Click Here
Vấn Khăn
“Năm 1744, chúa (Nguyễn Phúc Khoát) cho rằng lời sấm cổ có nói tám đời quay lại trung đô, tính từ thời Thái Tổ đến nay vừa đúng con số ấy, bèn thay y phục, đổi phong tục, cùng dân đổi mới, bắt đầu hạ lệnh cho nam nữ sĩ thứ trong nước, đều mặc áo nhu bào, mặc quần, vấn khăn, tục gọi quần chân áo chít bắt đầu từ đây. Trang phục nhà cửa đồ dùng hơi giống thể chế Minh Thanh, thay đổi hết thói cũ hủ lậu của Bắc Hà, thay đổi quan phục tham khảo chế độ của các triều đại Trung Quốc, chế ra phẩm phục Thường triều, Đại triều, lấy làm mô thức, ban hành trong nước, văn chất đủ vẻ, trở thành nước áo mũ văn vật vậy!”
Click Here
Mũ Phốc Đầu và Mũ Ô Sa
Năm 1486, vua Lê Thánh Tông quy định: “Kể từ nay, văn võ bá quan vào chầu đội mũ Ô Sa, hai cánh nên nhất loạt hơi hướng về phía trước, không được tự ý để cánh chuồn phẳng hoặc lệch." Năm 1499, quy chế mũ Phốc Đầu của bá quan nhà Lê được quy định: “Công phục Phốc Đầu của các tước công, hầu, bá, phò mã và quan văn võ từ tam phẩm trở lên dùng cánh chuồn bằng sa đen, hơi dài và to hơn mũ của các quan văn võ khác, không được dùng trang sức Dương Đường, không được chập hai cánh lại. Bá quan (từ tam phẩm trở xuống) vẫn theo kiểu cũ.”
Click Here
Mũ Phốc Đầu và Mũ Ô Sa
Theo mô tả của Hoàng Thanh chức cống đồ: “Quan văn nước An Nam đội mũ sa, mặc Triều phục, thắt đai, buông dải thân, chân đi hia da. Quan võ nước An Nam đội mũ sa đỉnh bằng, mặc Triều phục, thắt đai, hia làm bằng da đen, mũi hia nhọn khác với quan văn”.
Click Here
Giáp Trụ
Lê Thánh Tông từng ra chỉ dụ nói: “Những thứ áo Giáp, mũ Trụ là để khí thế quân đội thêm trang nghiêm.” Theo quy chế binh dụng chép trong Lê triều hội điển: “Trước kia, tất cả trấn thủ các xứ và các chợ trong kinh đều phải nộp 100 tấm da trâu để may quân phục, đồng thời phải nộp kèm mỗi bộ da trâu hai chiếc sừng”. Chứng tỏ da trâu là một trong những nguyên liệu chính để may quân phục...
Click Here
Giáp Trụ
Riêng loại nón áp dụng cho binh lính thời Lê Trung Hưng, chúng ta chỉ tìm thấy vài dòng ghi chép ít ỏi của Phạm Đình Hổ qua Vũ trung tùy bút. Ông cho biết: “Quân lính đội Trạo lạp, tục gọi là nón chèo vành […] Đến như hai vùng Thanh Nghệ thì người ta đều đội Viên Cơ lạp (viên cơ: cái sọt tròn), tục gọi là nón Nghệ […] Đến khoảng năm Nhâm Dần, Quý Mão (1782-1783) quân Tam phủ làm loạn, cậy công làm càn, nhiều người đội nón Viên Cơ để lẫn với lính, dần chuyển thành tục […] Đến năm Bính Ngọ (1786) trong nước có biến, lại bỏ Viên Cơ đội Cẩu Diện […] nón Trạo không còn thấy nữa.
Click Here
Thiết Kỵ
Trong Đại Việt sử ký toàn thư, Bản kỷ tục biên ghi nhận thời chiến tranh Lê-Mạc, quân nhà Lê trung hưng có lực lượng kỵ binh khá mạnh. Thời Lê Thế Tông, tiết chế Trường quốc công Trịnh Tùng từng sử dụng 400 quân thiết kỵ làm trợ chiến để đẩy lùi cuộc xâm lấn của quân Mạc. Năm 1592 ông huy động tới 5000 thiết kỵ binh, trang bị giáp sắt phủ kín cả ngựa để vây hãm Đông Kinh của nhà Mạc.
Click Here
Tượng Kim Cương mặc Quang Minh giáp (chùa Đọi)
Click Here
Tượng võ sĩ cầm chùy mặc Khải giáp (Văn Miếu)
Click Here
Tượng đá lăng Đa Bút đội mũ Đâu Mâu mặc Khải giáp
Click Here
Xạ thủ và kỵ xạ Lê Trung Hưng (chạm gỗ đình Hạ Hiệp)
Click Here
Tượng vua Lê Thánh Tông đội mũ Xung Thiên (chùa Huy Văn)
Click Here
Mũ Xung Thiên thờ tại đình Nhật Lệ
Click Here
Hoàng bào vua Lê Dụ Tông theo dạng thức Long vân đại hội
Click Here
Tượng quận công Nguyễn Thế Mỹ đội mũ Phốc Đầu
Click Here
Hộ tâm kính thời Nguyễn (bảo tàng Quai Branly)
Click Here
Gươm Việt với kỹ thuật khảm xà cừ độc nhất vô nhị
Click Here
Vàng, ngọc và đồi mồi tạo ra kiệt tác
Click Here
Gươm Việt với kỹ thuật chạm ngà voi tinh tế
Click Here
Gươm Việt với kỹ thuật chạm khắc kim loại cực kỳ tinh xảo
Click Here
Đao và Phủ Việt
Click Here
Một anh Tây thích thú với trường đao Việt
Click Here
Tài Liệu Tham Khảo
* Tài liệu tham khảo: Ngàn Năm Áo Mũ (Trần Quang Đức), Toàn Thư, Thực Lục.../ *Tranh nền: Trúc Lâm Đại sĩ xuất sơn đồ /*Nguồn ảnh hiện vật: Nghệ sĩ Hiếu Trần, Báo Thanh Hóa, Đại Việt Cổ Phong, mandarinmansion.com, bảo tàng Quai Branly...
Click Here
Previous
Next