Sách Hổ trướng khu cơ của Đào Duy Từ có chép:
Phàm có gió thì nên dùng hỏa công. Nếu trại địch ở xa mà canh giữ nghiêm ngặt thì nên dùng diều lửa để công thành. Diều nhiều loại to nhỏ tùy tình huống mà sử dụng. Lấy dây giấy làm ngòi thuốc buộc vào sau đuôi diều, còn thừa thì quấn vào dây thả. Nhân trời nổi gió, thả diều bay cao, tính toán phương hướng toán học để khi diều rơi là ập thẳng vào trại địch.
Sử sách chép, trong trận công lũy Trấn Ninh năm 1672 với sự tham gia của 18 vạn quân Trịnh và 26 vạn quân Nguyễn (đều là nói phóng đại để tung hỏa mù).
Quân Trịnh đào đất khoét thân lũy, hoặc thả diều giấy nhân gió mà phóng hỏa, hoặc bắn đạn lửa. Trong một ngày mà lũy sắp bị hạ ba bốn lần.
Quân Nguyễn cố sức chống giữ. Chiến trận kéo dài tới mùa đông mà không có sự đột phá nào. Quân Trịnh lui binh về Bắc Hà và đến tận 100 năm sau nữa mới thực hiện được bá mộng của mình.
Năm 1793, vừa sau khi vua Quang Trung mất, Nguyễn Ánh liền hưng binh “tính sổ” Tây Sơn vương Nguyễn Nhạc, dễ dàng chiếm được cảng Thị Nại, vây thành Quy Nhơn ngặt nghèo. Thành có hơn 10.000 quân cố sức chống giữ. Đại Nam thực lục chép rằng:
Vua [tức chúa Nguyễn Ánh] muốn dùng phép “thả diều phóng lửa” của nước Tây(?) để đánh đốt thành địch. Nhưng lại lo cho nhân dân trong thành, phần nhiều bị giặc ức hiếp bắt theo, sợ khi “thành cháy vạ lây” có chỗ không nỡ. Sắc cho các quân không nên đánh gấp, để cho dân tự ra.
Sau Nguyễn Nhạc phải cầu cứu cháu mình ở Phú Xuân. Thái úy Phạm Công Hưng đem 17.000 quân vào giải vây, sẵn tiện giữ luôn thành, tịch thu kho tàng khiến Nguyễn Nhạc uất ức mà quy tây. Từ đây Tây Sơn nhất thống trên danh nghĩa.
TÂY SƠN KÝ là dự án trường thiên tiểu thuyết viết về giai đoạn chiến loạn giữa Trịnh – Nguyễn – Tây Sơn, cuộc kháng chiến chống Xiêm – Thanh và những cuộc thương hải tang điền đi đến thống nhất sơn hà vào nửa cuối thế kỷ 18.
Dự án chia thành 4 bộ gốc là:
– Tây Sơn hổ thần ký
– Tây Sơn long thần ký
– Tây Sơn ma thần ký