Sử sách không hề nhắc đến Ô Long Đao, cũng không ghi chép việc vua Quang Trung Nguyễn Huệ sử dụng võ công hay binh khí gì. Nên tất cả những gì chúng mình phục tả về Ô Long Đao chỉ là phỏng đoán dựa trên truyền thuyết dân gian.
Truyền thuyết kể rằng, trong một lần hành quân, khi đi đến đèo An Khê, bỗng đâu có cặp rắn khổng lồ, da đen như mun chắn ngang đường độc đạo. Quân sĩ lấy làm lạ, đưa mắt nhìn nhau, không ai dám tiến lên, khiến cả đoàn người dồn ứ lại.
Thấy việc linh dị, Nguyễn Huệ đường hoàng xuống ngựa, chắp tay cầu khẩn rằng:
“Nếu Sơn Thần, Xà Thần phù trợ cho việc làm chính nghĩa của anh em nhà Tây Sơn, biết trước sự thành công thì xin Xà Thần mở đường cho quân đi. Còn sự nghiệp không thành, khẩn xin Xà Thần hãy trị tội mình tôi, tha cho nghĩa sĩ trở về với gia đình, đồng ruộng.”
Lời khấn cầu vừa dứt, cặp rắn mun kia lập di chuyển, phát lộ một tảng đá sáng rực rỡ. Lạ lùng hơn, trên đá có cắm một thanh đao vô cùng sắc bén, khí lạnh tỏa rợp khắp xung quanh. Đó chính là thanh Ô Long Đao huyền thoại.
Tướng quân Nguyễn Huệ thử cầm thần binh trên tay, liền cảm thấy một luồng sức mạnh chảy tràn vào huyết quản. Ngài chém tới đâu cây cối đều đổ rạp, gãy lìa. Nguyễn Huệ vui mừng, vội cảm tạ Xà Thần, hứa sẽ hết sức dùng thần binh vào việc cứu dân cứu nước.
Truyền thuyết miêu tả, Ô Long Đao có cán bằng gỗ mun đen nhánh, lưỡi được rèn bằng kỳ kim, cũng mang một màu đen tuyền. Khi đao rời vỏ, khí lạnh bùng tỏa khắp xung quanh. Lưỡi đao sắc bén vô song, có thể chém sắt như chém bùn. Hơn hết, Thần Đao có khối lượng rất nặng, nếu không phải người sở hữu sức mạnh vô địch thì không thể khiển dùng nổi.
Ô Long Thần Đao đã theo chân Long Nhương tướng quân Nguyễn Huệ và sau này là vua Quang Trung chinh nam phạt bắc, lập vô số chiến công hiển hách. Trước lật đổ triều đình chúa Nguyễn thối nát, sau đánh Xiêm phá Thanh uy danh lừng lẫy. Nơi nào Ô Long Đao xuất hiện, kẻ thù đều tan tác như cây đổ trước bão lốc.
Chỉ tiếc thay tất cả những gì thuộc về triều đại Tây Sơn huy hoàng đã bị triều Nguyễn xóa sạch, chẳng để lại chút dấu tích gì cho đời sau.
TÂY SƠN KÝ là dự án trường thiên tiểu thuyết viết về giai đoạn chiến loạn giữa Trịnh – Nguyễn – Tây Sơn, cuộc kháng chiến chống Xiêm – Thanh và những cuộc thương hải tang điền đi đến thống nhất sơn hà vào nửa cuối thế kỷ 18.
Dự án chia thành 4 bộ gốc là:
– Tây Sơn hổ thần ký
– Tây Sơn long thần ký
– Tây Sơn ma thần ký