Nhà Trần nổi lên với một loạt nhân vật kiệt xuất nội tộc họ Trần như Trần Thủ Độ, Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, Trần Nhật Duật, Trần Quốc Toản… hiếm có vị tướng ngoại tộc nào được tin yêu và trọng dụng như Lê Phụ Trần. Từ việc chinh chiến đến đi sứ nhà Nguyên, từ việc can gián, đàn hặc đến dạy dỗ thái tử đều cậy vào bản lĩnh của ông.
PHỤ 輔 :
2. (Danh) Đòn gỗ kèm hai bên xe.
3. (Danh) Tên quan. ◎Như: quan “sư” 師, quan “bảo” 保, quan “nghi” 疑, quan “thừa” 丞 gọi là “tứ phụ” 四輔 (nghĩa là các quan giúp đỡ ở hai bên mình vua vậy).
SỬ LIỆU
Năm 1250, lấy Lê Phụ Trần làm Ngự sử trung tướng, tri Tam ty viện sự.
Tháng 12, năm 1257, tướng Nguyên Ngột Lương Hợp Thai xâm phạm Bình Lệ Nguyên. Vua thân hành đốc chiến, xông pha tên đạn. Quan quân hơi núng, vua ngoảnh trông tả hữu, chỉ có Lê Phụ Trần (tức Lê Tần) một mình một ngựa, ra vào trận giặc, sắc mặt bình thản như không. Lúc ấy, có người khuyên vua dừng lại để chỉ huy chiến đấu. Phụ Trần cố sức can vua:
“Nay thì bệ hạ chỉ đánh một ván dốc túi thôi! Hãy nên tạm lánh chúng, sao lại có thể dễ dàng tin lời người ta thế!”
Bấy giờ, vua mới lui quân đóng ở sông Lô. Phụ Trần giữ phía sau. Quân giặc bắn loạn xạ, Phụ Trần lấy ván thuyền che cho vua khỏi trúng tên giặc.
Thế giặc rất mạnh, [vua] lại phải lui giữ sông Thiên Mạc. Phụ Trần theo vua bàn những việc cơ mật, rất ít người biết được đều đó.
Vua ngự thuyền nhỏ đến thuyền Thái úy Nhật Hiệu hỏi kế sách (chống giặc). Nhật Hiệu dựa mạn thuyền, cứ ngồi chứ không đứng dậy nổi, chỉ lấy ngón tay chấm nước viết hai chỉ “nhập Tống” lên mạn thuyền. Vua hỏi quân Tinh Cương ở đâu? (Tinh Cương là quân do Nhật Hiệu chỉ huy). Nhật Hiệu trả lời: “Không gọi được chúng đến.”
Sau khi đánh đuổi quân Mông, định công phong tước: cho Lê Phụ Trần làm Ngự sử đại phu; lại đem công chúa Chiêu Thánh gả cho. Vua nói: “Trẫm không có khanh, thì đâu có ngày nay. Khanh hãy cố gắng để cùng được trọn vẹn về sau.”
Sai Lê Phụ Trần, Chu Bác Lãm sang Nguyên. Lúc này, sứ Nguyên sang đòi lễ vật hằng năm, đòi tăng thêm tiến cống, lung tung không định. Vua sai Lê Phụ Trần đi sứ, lấy Bác Lãm làm phó. Cuối cùng quy định năm một lần tiến cống, coi là thường lệ.
Năm 1259, cho Lê Phụ Trần làm Thủy quân đại tướng quân.
Năm 1274, lấy Lê Phụ Trần làm Thiếu sư, kiêm Trừ cung giáo thụ.
Năm 1278, tháng 3, phu nhân Lê Phụ Trần là công chúa Chiêu Thánh Lý thị mất. Công chúa lấy Phụ Trần hơn 20 năm, sinh con trai là thượng vị hầu Tông, con gái là Ứng Thụy công chúa Khuê. Đến nay 61 tuổi thì mất.
Chữ: Thi viện – Tra Từ Hán Nôm, Toàn thư
Tranh: Nguyễn Tự
- Lê Phụ Trần là nhân vật xuất hiện trong Thánh Dực Dũng Nghĩa truyện.