48046831_235770950670904_1215533524963033088_n

GIỚI THIỆU DỰ ÁN

Sử Văn Các là dự án của những bạn trẻ yêu sử Việt, nhằm tái hiện lại lịch sử hào hùng của cha ông, những phong tục tốt đẹp cổ xưa, văn phong trang phục, giáp binh vũ khí… Dự án hoạt động từ năm 2019 đã gây quỹ phát hành 2 tiểu thuyết là Hỏa Dực truyệnThánh Dực dũng nghĩa truyện, đồng thời tham gia viết kịch bản cho Việt Sử Kiêu Hùng, Hùng Ca Sử Việt, được sự đón nhận tích cực của đông đảo khán giả.

Hiện tại dự án đang gây quỹ xuất bản tiểu thuyết Tây Sơn phụng thần ký, rất mong nhận được sự ủng hộ của quý độc giả/ khán giả yêu sử Việt.

Tranh minh họa do các bạn họa sĩ trẻ yêu sử Việt sáng tác: Đỗ Duy Anh vẽ nhân vật, Hong Mung vẽ Bách Binh Đồ Quyển, Trần Quốc Anh vẽ bìa.

LỜI TỰA

Dựng lên câu chuyện về Phụng thần, mà khởi đầu là bài sấm truyền nửa thực nửa hư, như để ngụy biện cho một triều đình chúa Nguyễn đã chẳng còn nắm quyền lực thực sự, Tây Sơn phụng thần ký khắc họa cuộc đời của nữ tướng Bùi Thị Xuân từ khi còn nhỏ tới thời kỳ danh tiếng nữ tướng mà chỉ nghe đến thôi đã khiến giặc trong ngoài đều kinh hồn bạt vía với những chiến thắng vang lừng Rạch Gầm – Xoài Mút và Ngọc Hồi – Đống Đa, cũng là trận đánh mang hào khí cực thịnh của vua Quang Trung – Nguyễn Huệ, của triều đại uy mãnh Tây Sơn. Song song với đó là quãng dài binh biến của đất nước với các thế lực lớn bé giằng xé nhau, những tham vọng chính trị, quyền vua, thế chúa trong suốt hơn 30 năm.

Dồn nén những sôi sục của thời kỳ giao tranh Đàng Trong – Đàng Ngoài, không giấu đi chất thô, bạo trong từng trận đánh của nghĩa quân Tây Sơn, Tây Sơn phụng thần ký mang đến sự kết hợp rất hiếm và riêng giữa lịch sử và kiếm hiệp, khi nhân vật Bùi Thị Xuân, dưới ngòi bút của tác giả Thành Châu, trở nên sinh động, chân thực hơn bao giờ hết, khi được bộc lộ những năng lực binh đao phi thường, một bản lĩnh anh hùng và chí hướng không hề thua kém bất cứ đấng nam nhi nào.

CÁC PHIÊN BẢN SÁCH

*Lưu ý: sách được ký triện của tác giả và đánh số 001-300, freeship toàn quốc

239,000 VNĐ

Tây Sơn phụng thần ký [BÌA CỨNG] + Bộ Postcard + Móc khóa

369,000 VNĐ

Tây Sơn phụng thần ký [BÌA CỨNG] + Bộ Postcard + Móc khóa + Bách binh đồ quyển

499,000 VNĐ

Tây Sơn phụng thần ký [BÌA CỨNG] + Bộ Postcard + Móc khóa + Bách binh đồ quyển + Thánh Dực dũng nghĩa truyện

Dự án đã gây quỹ xong!

Đã gây quỹ 83.990.000 đ / Mục tiêu: 60.000.000 đ
Thời gian gây quỹ đến 27/12/2022 100%

Hình ảnh

Bìa và 2 trang đầu của Bách Binh Đồ Quyển: minh họa các loại thần binh và nhân binh thời Tây Sơn

Sách sẽ ra mắt vào quý I

1990
Chân thành cám ơn bạn đã ủng hộ!

Tư liệu lịch sử

Hoàng Bào
"Cho đến nay, ngành khảo cổ mới chỉ phát hiện được hiện vật Long bào (hoàng bào) của vua Lê Dụ Tông, dạng thức và bố cục hoa văn thêu trên những tấm Long bào này mang nặng ảnh hưởng kiểu cách Bào phục của Trung Quốc giai đoạn cuối Minh đầu Thanh, có lẽ được đặt định sau khi Tham tụng Nguyễn Công Hãng đi sứ nhà Thanh năm 1720." Theo các nghệ nhân của làng lụa Vạn Phúc (Hà Đông), chúng ta có thể phục hồi được, nhưng phải đầu tư để chế lại khung dệt và tạo ra chừng 7.000 tấm bìa đục lỗ tương ứng với đường dẫn sợi có thể dệt lại đúng tấm áo này. Chi phí được ước tính lên đến hơn 1 tỷ đồng.
Click Here
Vấn Khăn
“Năm 1744, chúa (Nguyễn Phúc Khoát) cho rằng lời sấm cổ có nói tám đời quay lại trung đô, tính từ thời Thái Tổ đến nay vừa đúng con số ấy, bèn thay y phục, đổi phong tục, cùng dân đổi mới, bắt đầu hạ lệnh cho nam nữ sĩ thứ trong nước, đều mặc áo nhu bào, mặc quần, vấn khăn, tục gọi quần chân áo chít bắt đầu từ đây. Trang phục nhà cửa đồ dùng hơi giống thể chế Minh Thanh, thay đổi hết thói cũ hủ lậu của Bắc Hà, thay đổi quan phục tham khảo chế độ của các triều đại Trung Quốc, chế ra phẩm phục Thường triều, Đại triều, lấy làm mô thức, ban hành trong nước, văn chất đủ vẻ, trở thành nước áo mũ văn vật vậy!”
Click Here
Mũ Phốc Đầu và Mũ Ô Sa
Năm 1486, vua Lê Thánh Tông quy định: “Kể từ nay, văn võ bá quan vào chầu đội mũ Ô Sa, hai cánh nên nhất loạt hơi hướng về phía trước, không được tự ý để cánh chuồn phẳng hoặc lệch." Năm 1499, quy chế mũ Phốc Đầu của bá quan nhà Lê được quy định: “Công phục Phốc Đầu của các tước công, hầu, bá, phò mã và quan văn võ từ tam phẩm trở lên dùng cánh chuồn bằng sa đen, hơi dài và to hơn mũ của các quan văn võ khác, không được dùng trang sức Dương Đường, không được chập hai cánh lại. Bá quan (từ tam phẩm trở xuống) vẫn theo kiểu cũ.”
Click Here
Mũ Phốc Đầu và Mũ Ô Sa
Theo mô tả của Hoàng Thanh chức cống đồ: “Quan văn nước An Nam đội mũ sa, mặc Triều phục, thắt đai, buông dải thân, chân đi hia da. Quan võ nước An Nam đội mũ sa đỉnh bằng, mặc Triều phục, thắt đai, hia làm bằng da đen, mũi hia nhọn khác với quan văn”.
Click Here
Giáp Trụ
Lê Thánh Tông từng ra chỉ dụ nói: “Những thứ áo Giáp, mũ Trụ là để khí thế quân đội thêm trang nghiêm.” Theo quy chế binh dụng chép trong Lê triều hội điển: “Trước kia, tất cả trấn thủ các xứ và các chợ trong kinh đều phải nộp 100 tấm da trâu để may quân phục, đồng thời phải nộp kèm mỗi bộ da trâu hai chiếc sừng”. Chứng tỏ da trâu là một trong những nguyên liệu chính để may quân phục...
Click Here
Giáp Trụ
Riêng loại nón áp dụng cho binh lính thời Lê Trung Hưng, chúng ta chỉ tìm thấy vài dòng ghi chép ít ỏi của Phạm Đình Hổ qua Vũ trung tùy bút. Ông cho biết: “Quân lính đội Trạo lạp, tục gọi là nón chèo vành […] Đến như hai vùng Thanh Nghệ thì người ta đều đội Viên Cơ lạp (viên cơ: cái sọt tròn), tục gọi là nón Nghệ […] Đến khoảng năm Nhâm Dần, Quý Mão (1782-1783) quân Tam phủ làm loạn, cậy công làm càn, nhiều người đội nón Viên Cơ để lẫn với lính, dần chuyển thành tục […] Đến năm Bính Ngọ (1786) trong nước có biến, lại bỏ Viên Cơ đội Cẩu Diện […] nón Trạo không còn thấy nữa.
Click Here
Thiết Kỵ
Trong Đại Việt sử ký toàn thư, Bản kỷ tục biên ghi nhận thời chiến tranh Lê-Mạc, quân nhà Lê trung hưng có lực lượng kỵ binh khá mạnh. Thời Lê Thế Tông, tiết chế Trường quốc công Trịnh Tùng từng sử dụng 400 quân thiết kỵ làm trợ chiến để đẩy lùi cuộc xâm lấn của quân Mạc. Năm 1592 ông huy động tới 5000 thiết kỵ binh, trang bị giáp sắt phủ kín cả ngựa để vây hãm Đông Kinh của nhà Mạc.
Click Here
Tượng Kim Cương mặc Quang Minh giáp (chùa Đọi)
Click Here
Tượng võ sĩ cầm chùy mặc Khải giáp (Văn Miếu)
Click Here
Tượng đá lăng Đa Bút đội mũ Đâu Mâu mặc Khải giáp
Click Here
Xạ thủ và kỵ xạ Lê Trung Hưng (chạm gỗ đình Hạ Hiệp)
Click Here
Tượng vua Lê Thánh Tông đội mũ Xung Thiên (chùa Huy Văn)
Click Here
Mũ Xung Thiên thờ tại đình Nhật Lệ
Click Here
Hoàng bào vua Lê Dụ Tông theo dạng thức Long vân đại hội
Click Here
Tượng quận công Nguyễn Thế Mỹ đội mũ Phốc Đầu
Click Here
Hộ tâm kính thời Nguyễn (bảo tàng Quai Branly)
Click Here
Gươm Việt với kỹ thuật khảm xà cừ độc nhất vô nhị
Click Here
Vàng, ngọc và đồi mồi tạo ra kiệt tác
Click Here
Gươm Việt với kỹ thuật chạm ngà voi tinh tế
Click Here
Gươm Việt với kỹ thuật chạm khắc kim loại cực kỳ tinh xảo
Click Here
Đao và Phủ Việt
Click Here
Một anh Tây thích thú với trường đao Việt
Click Here
Tài Liệu Tham Khảo
* Tài liệu tham khảo: Ngàn Năm Áo Mũ (Trần Quang Đức), Toàn Thư, Thực Lục.../ *Tranh nền: Trúc Lâm Đại sĩ xuất sơn đồ /*Nguồn ảnh hiện vật: Nghệ sĩ Hiếu Trần, Báo Thanh Hóa, Đại Việt Cổ Phong, mandarinmansion.com, bảo tàng Quai Branly...
Click Here
Previous
Next